Chú ý:
Mình sẽ cố gắng tóm tắt một số key chính của khóa học (ưu tiên hình ảnh kèm nội dung, 1 số khóa khóa học ngoại ngữ sẽ có kèm video, audio, clip minh họa...)
Phần I: Quảng cáo là gì?
I-1. Quảng cáo là gì?
- Trong kinh doanh thì quảng cáo có nghĩa là bạn trả tiền cho một bên thứ 3 với mục tiêu thông qua đó thì nhiều khách hàng biết đến và mua hàng của bạn.

Tại sao lại phải quảng cáo?
- Khiến cho khách hàng biết đến sản phẩm
- Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
- Nhắc nhở khách hàng về sản phẩm của công ty

Những con số với chiến dịch quảng cáo của hệ thống "Điện máy xanh"
- 400.000 bài viết & thảo luận trên internet
- Hơn 3,4 triệu lượt tương tác
- Hơn 300 ngàn lượt chia sẻ
I-2. Phân biệt quảng cáo truyền thống và quảng cáo hiện đại
Quảng cáo truyền thống:
- Khách hàng tiếp nhận thông tin một chiều, không có tương tác với doanh nghiệp
- Quảng cáo được hướng tới đối diện người dùng trên diện rộng
Quảng cáo hiện đại:
- Có thể đo đạc được phản hồi của khách hàng
- Nhắm được từng đối tượng cụ thể
- Tiếp cận khách hàng sát với khách hàng hơn
Trên thế giới kênh quảng cáo đang được ưa chuộng trên thế giới là : Social Media. Vậy Social Media có ưu điểm gì hơn?

Ngoài các lý do bên trên thì còn 2 lý do:
- Có chi phí rẻ hơn so với quảng cáo truyền thống
- Doanh nghiệp dễ tiếp cận khách hàng
Phần II: 3 biến cấu thành quan trọng trong quảng cáo
II-1: 3 biến cầu thành quan trọng trong báo cáo
- Thông điệp: là điều mà doanh nghiệp muốn người nghe nhớ, sau khi nghe hoặc xem quảng cáo. Thông điệp là linh hồn của quảng cáo, nó khiến người xem nhớ đến sản phẩm và thường được cô đọng trong một câu nói gắn gọn.
- Nội dung quảng cáo: tập hợp thông tin chữ viết , hình ảnh, video nó giúp người xem có thể nắm bắt được thông điệp muốn truyền tải.
- Bên thứ 3: Lựa chọn kênh truyền tài phù hợp giúp bạn nhắm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, đảm bảo thông điệp đủ độ tin cậy.
II-2: Thông tin tổng quan về nghành
- Nếu nắm được thông tin nó sẽ giúp bạn có được định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Phần III: Nắm bắt nhu cầu của các đối tượng khách hàng
III-1: Về cơ bản thì khách hàng có 4 nhu cầu chính
- Nhu cầu trải nhiệm: được bộc lộ mạnh mẽ nhất ở lứa tuổi sinh viên
- Nhu cầu yêu thương : các mối quan hệ tình cảm hiểu theo nghĩa rộng, nó thúc đẩy bạn quan tâm tới ngoại hình bản thân để chinh phục những người bạn khác giới & có những mối quan hệ thân tình trong cuộc sống.

- Nhu cầu giao lưu xã hội: chi thành 2 kiểu người (tích cực và tiêu cực)

- Nhu cầu tự khẳng định bản thân: là nhu cầu đặc biệt trong xã hội
>>> Vâỵ nếu nắm rõ 4 nhu cầu trên sẽ giúp bạn tạo ra những quảng cáo trong nghành F&B có thể chạm tới tim khách hàng.
Phần IV: Xác định mục tiêu và ngân sách quảng cáo

IV-1: Xác định được mục tiêu của chiến dịch quảng cáo
- Giới thiệu về sản phẩm: Đưa ra thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới các lợi ích mà nó đem lại cho khách hàng
- Thúc đẩy khách hàng mua hàng: Đưa ra một cách rất rõ ràng và trực tiếp lợi ích của sản phẩm và kêu gọi khách hàng mua ngay lập tức
- Khiến khách hàng tò mò và muốn tìm hiểu về thương hiệu: Nội dung tập trung nói về một thông điệp gần gũi với khách hàng khiến khách hàng cảm thấy thích thú (trong quảng cáo này sản phẩm sẽ xuất hiện 1 cách tự nhiên nhất)
IV-1: Xác định ngân sách
Có 4 cách để xác định ngân sách:

Phương pháp
TRONG KHẢ NĂNG CHI TRẢ: hiểu đơn giản là lấy tổng thu trừ đi tổng chi và lấy một phần lợi nhuận dùng cho quảng cáo.
-
Ưu điểm: Dễ dàng sử dụng, không cần phân tích
-
Nhược điểm: Dẫn đến tình trạng chi tiêu không đủ mức cần thiết, dễ đi đến quyết đinh không đúng đắn

Phương pháp
PHẦN TRĂM DOANH SỐ: Lập ngân sách quảng cáo dựa trên phần trăm doanh thu dự kiến, hiện tại.
-
Ưu điểm: đơn giản, dễ dàng
-
Nhược điểm: không cung cấp bất cứ cơ sở nào trong việc lựa chọn tỉ lệ % cụ thể (con số ngẫu nhiên)

Phương pháp
NGANG BẰNG CẠNH TRANH : Theo dõi đối thử rồi lập ngân sách tương đương đối thủ
-
Ưu điểm: phản ánh đúng mức ngân sách chi tiêu của nghành
-
Nhược điểm: không đánh giá được ngân sách có liên quan đến mục tiêu quảng cáo doanh nghiệp hay không

Phương pháp
MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ: Dự trù ngân sách trên những gì công ty muốn thực hiện bằng cách đặt ra những mục tiêu và tính chi phí để thực hiện được mục tiêu đó.
-
Ưu điểm: thể hiện được ngân sách với mục tiêu quảng cáo
-
Nhược điểm: khó thực hiện được so với kế hoạch đề ra
Phần V - Lựa chọn hình thức quảng cáo

V-1: Xác định bằng 2 yếu tố:
- Kênh quảng cáo (facebook, youtube...)
- Dạng nội dung (hình ảnh, text, video, audio)
Phần VI - Xây dựng nội dung quảng cáo
VI-1: Có 3 dạng nội dung quảng cáo
1. Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ: tập trung vào mô tác các đặc điểm đặc trưng hay những điểm tốt của sản phẩm, lợi ích mà khách hàng nhận được từ đó.
2. Viral thương hiệu: sản phẩm , dịch vụ xuất hiện tự nhiên ( bắt nguồn từ chính nhu cầu ẩn sâu của khách hàng...)
3. Mục tiêu bán hàng: tập trung vào việc thuyết phục khách hàng mua hàng ngay lập tức.
Phần VII - Đo lường, đánh giá và chỉnh sửa
VII-1: 4 tiêu chí phải đo lường

1. Tiêu chí tiếp cận -
Reach: là số lượng người tiếp cận, nhìn thấy được nội dung truyền tải qua các phương tiện truyền thông.
2. Tiêu chí tương tác -
Engagement: là các hành vi của những người xem nội dung như là yêu thích, chia sẻ, bình luận thậm chí là bỏ qua, ngăn chặn nội dung.
3. Tiêu chí thanh toán -
Sale: là hành động đặt hàng hoặc mua hàng của khách hàng khi tiếp xúc với các hình thức truyền thông của doanh nghiệp.
4. Tiêu chí trung thành -
Loyal: là lượng khách hàng gắn bó lâu dài thông qua việc mua lại sản phẩm dịch vụ đều đặn, yêu thích và tin tưởng dịch vụ.
( Các doanh nghiệp nhỏ sẽ chủ yếu sử dụng các kênh như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram)
Phần VIII - Xác định chân dung khách hàng

Cách xác định khách hàng tiềm năng qua những đặc điểm sau:
- Giới tính:
- Thu nhập
- Nghề nghiệp
- Sở thích
- Tính cách
- Hành vi, thói quen, tâm lý mua hàng
>>> Từ những thông tin của khách hàng mà ta có được thì chúng ta có thể truyền tải thông tin quảng cáo sát với mong muốn và kì vọng của khách hàng nhất.
Phần IX - 4 Concept sáng tạo nghành F&B
- Nhân cách hóa: sản phẩm sẽ thêm những đặc điểm sở thích giống con người.
- Cường điệu hóa: quảng cáo phóng đại công dụng của sản phẩm, gây tác động mạnh đến cảm xúc người xem từ đó dễ dàng nhớ về nó.
- Kể chuyện: sử dụng 1 câu chuyện với bối cảnh, tình tiết để doanh nghiệp thể hiện thông điệp của mình.
- Sử dụng âm nhạc: đưa người nghe vào một trạng thái dễ tính hơn, dẫn đến dễ tiếp nhận sản phẩm hơn.
Phần X - 6 hình thức khuyến mãi khó cưỡng
X-1: Tại sao lại phải khuyến mãi:
- Nếu quảng cáo khiến khách hàng quan tâm , thích thú với sản phẩm thì khuyến mãi là bước cuối cùng chốt hạ thuyết phục họ thực sự rút ví ra để mua sản phẩm.
X-2: Khi nào thì khuyến mãi:
- Dịp lễ tết, sinh nhật...
Phần XI - 6 hình thức khuyến mãi:
1. Giảm giá trực tiếp: phổ biến nhất và rất dễ thực hiện
2. Gói giảm giá:
3. Voucher
4. Bán theo SET/COMBO
5. Cuộc thi và trò chơi (like, share, giải câu đố...)
6. Tặng quà
Phần XII - 5 bước thuyết phục khách hàng
- Bước 1: Attention: tìm cách gây chú ý với người đọc
- Bước 2: Advantage: đưa ra các lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại
- Bước 3: Prove: chứng minh sản phẩm có thể thực sự khiến khách hàng sở hửu có các lợi ích và đáp ứng nhu cầu của họ
- Bước 4: Persuade: tổng kết lại 2 bước A và P, giải quyết những điều mà khách hàng còn băn khoăn
- Bước 5: Action: Đưa ra lời kêu gọi hành động
Phần XIII - Ứng dụng 5 bước thuyết phục vào video
- Demo 1 số quảng cáo hướng tới nhu cầu của khách hàng.
- Một số hình ảnh demo
LƯU Ý
Email liên hệ : hocnhanh247@gmail.com Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các bạn để cộng đồng học online ngày càng phát triển.