Nền tảng | UnicaKyna |
Giá tiền | 399,000 / 700,000 (VNĐ) |
Thời gian phát hành | 07/2018 |
Giảng viên | Hoàng Quang Cường |
Số bài giảng | 33 bài giảng |
Tổng thời gian | 2 giờ 15 phút |
Thiết bị hỗ trợ | Web, Mobile, App |
Mã giảm giá | hocnhanh247 (giảm 40%) |
Thông tin khác |
Thông tin giảng viên: Hoàng Quang Cường
Đầu bếp
Phương pháp giảng dậy:
- Hướng dẫn làm trực tiếp
Hỗ trợ học viên:
- Support qua nền tảng của nhà cung cấp (Kyna, Unica, Edumall...)
- Support qua facebook
Người học cần chuẩn bị :
- Bộ sách về dinh dưỡng cho trẻ của bác sĩ Lê Hải
- Sách về ăn dặm của đầu bếp Hoàng Cường
- Thực đơn hàng ngày, tuần cho bé
Chú ý:
(Phần tài liệu này bán riêng, không đi kèm trong khóa học)
Bài kiểm tra & đánh giá:
- Không có phần kiểm tra kiến thức.
Chú ý: Mình sẽ cố gắng tóm tắt một số key chính của khóa học (ưu tiên hình ảnh kèm nội dung, 1 số khóa khóa học ngoại ngữ sẽ có kèm video, audio, clip minh họa...)
Tóm tắt nội dung khóa học "Ăn dặm kiểu nhật - ăn dặm thông minh" của đầu bếp Hoàng Quang Cường:
Phần 1: Giới thiệu khóa học
Phần 2: Cân bằng dinh dưỡng và cách lên thực đơn
Phần 3: Các dụng cụ chế biến, bảo quản sử dụng trong khóa học ăn dặm kiểu Nhật
Phần 4: Cách nấu nước dashi với rau củ quả
Phần 5: Cách nấu nước dashi với tảo bẹ và cá bào
Phần 6: Hướng dẫn cách đút thìa đúng cách cho trẻ
Phần 7: Hướng dẫn nấu cháo theo cốc nấu cháo định lượng
Phần 8: Các câu hỏi & chú ý trong gia đoạn từ 5-6 tháng tuổi.
Phần 9: Hướng dẫn làm món cháo bánh mỳ sữa
Phần 10: Hướng dẫn làm món cháo rau cải bó xôi (tỉ lệ 1/10)
Phần 11: Hướng dẫn nấu mì so men nghiền
Phần 12: Hướng dẫn làm súp lơ xanh trộn sữa chua
Phần 13: Các câu hỏi & chú ý trong gia đoạn từ 7-8 tháng tuổi.
Phần 14: Hướng dẫn làm món cam trộn sữa chua
Phần 15: Hướng dẫn làm món cháo táo
Phần 16: Hướng dẫn làm món cháo táo bí đỏ
Phần 17: Hướng dẫn làm món mì udon trộn cà rốt
Phần 18: Hướng dẫn làm món cháo gà bắp cải
Phần 19: Các câu hỏi & chú ý trong gia đoạn từ 9-11 tháng tuổi.
Phần 20: Hướng dẫn làm món cơm rang cá hồi
Phần 21: Hướng dẫn làm món cháo bánh mì cá hồi
Phần 22: Hướng dẫn làm món khoai lang trộn thịt xay
Phần 23: Hướng dẫn làm món thịt bò kho củ cải
Phần 24: Các câu hỏi & chú ý trong gia đoạn từ 12-18 tháng tuổi.
Phần 25: Hướng dẫn làm món cơm nắm hình kẹo
Phần 26: Hướng dẫn làm củ quả hầm
Phần 27: Hướng dẫn làm đậu bắp xào đậu phụ
Phần 28: Hướng dẫn làm đậu phụ thịt băm viên
Phần 29: Hướng dẫn làm canh rau củ thịt gà
Phần 30: Tổng kết
Phần 1: Giới thiệu khóa học
- Khi nào nên cho trẻ ăn dặm với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- 4 giai đoạn trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Những chú ý khi cho con ăn dặm kiểu Nhật
Phần 2: Cân bằng dinh dưỡng và cách lên thực đơn
Kiến thức cần biết:
- Trong phương pháp ăn dặm truyền thống chúng ta thường có 4 nhóm: Đạm, Vitamin và khoáng chất, nhóm bột đường, nhóm chất béo. Tuy nhiên trong PPAD kiểu Nhật thì không có nhóm chất béo.
- Trẻ từ 6-9 tháng tuổi: Nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn từ sữa do vậy chúng ta sẽ tập trung cho trẻ ăn, và cho con ăn nhiều loại thực phẩm để con có thể cảm nhận được đồ ăn.
- Trẻ sau 9 tháng tuổi: Trong bữa ăn của trẻ cần chú ý hơn trong thực đơn làm sao cho nhiều màu sắc nhất có thể (nhiều vitamin). Thường gồm 4 món là cơm, chất đạm, rau củ, canh và súp. Trong giai đoạn này sữa mẹ không còn đủ hàm lượng sắt cần thiết để cung cấp cho trẻ nữa do vậy chúng ta cũng cần cung cấp thực phẩm nhiều sắt cho trẻ như tảo, gan...
Chú ý khi lên thực đơn:
- Lên thực đơn ăn nhạt (không cho có gia vị vào đồ ăn vì ở giai đoạn này hệ bài tiết của trẻ chưa hoàn thiện )
- Thực đơn nhiều màu sắc
- Khi trẻ sau 9 tháng tuồi phải chú ý đến cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
- Lên thức đơn sao cho ít dầu mỡ nhất
Phần 3: Các dụng cụ chế biến, bảo quản sử dụng trong khóa học ăn dặm kiểu Nhật
- Cốc nấu cháo: Đong gạo, nước theo định lượng
- Nồi nấu cháo
- Vỉ hấp
- Chảo (dùng để nướng đồ)
- Cân điện tử theo (g)
- Kéo, dao, thớt, gắp đồ,
- Bộ chế biến đồ ăn dặm theo kiểu Nhật ( nếu có điều kiện )
- Bộ máy xay
Dụng cụ bảo quản:
- Hộp, khay cấp đông (nhiều kích thước)
- Khay đá
Dụng cụ cho con ăn:
- Bộ dụng cụ cho con ăn (khay, thìa, dĩa, ...)
- Yếm cho con ăn
- Ghế ăn dặm
Phần 4: Cách nấu nước dashi với rau củ quả
Nguyên liệu:
- Hành tây
- Cà rốt
- Cải thảo
Chế biến:
- Cắt nguyên liệu thành khúc to (tránh cắt quá nhỏ dễ gây đục nước)
- Cho vào nồi và đun sôi
- Chắt nước ra bát và mang đi cấp đông
Phần 5: Cách nấu nước dashi với tảo bẹ và cá bào
Nguyên liệu:
- Cá ngừ bào lát mỏng
- Tảo bẹ
Chế biến:
- Dùng khăn sạch, ẩm lau phần muối trắng trên tảo bẹ ( giảm độ mặn của nước khi nấu )
- Ngâm tảo bẹ trong nước trong 20 phút cho muối phai ra.
- Cho vào nồi 2 lít nước
- Cho tảo bẹ vào nồi, đun gần sôi thì vớt tảo ra mới tiếp tục đun cho nước sôi hẳn ( tránh làm tảo bị đắng)
- Đổ cá bào vào, đun sôi khoảng 1 phút rồi chắt nước.
Phần 6: Hướng dẫn cách đút thìa đúng cách cho trẻ
- Sử dụng thìa ăn dặm loại nhỏ
- Đưa thìa xuống môi dưới của trẻ
- Khi trẻ há miệng thì đưa thìa vào rồi rút thìa ra (trẻ sẽ lấy thức ăn bằng môi trên)
Chú ý:
- Nếu trẻ vẫn còn phản xạ đẩy thức ăn thì các mẹ lại vén lại và đút cho con.
- Không nhất thiết phải cho con ngồi vào ghế (nếu con chưa hợp tác)
- Không đút thìa quá sâu
Phần 7: Hướng dẫn nấu cháo theo cốc nấu cháo định lượng
Chuẩn bị:
- Bộ cốc nấu cháo gồm: thìa, nắp, cốc, bộ lọc
- Gạo
- Nước sạch
Chế biến: Hướng dẫn nấu cháo 1/10 ( Tỷ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước )
- Đong 2 thìa gạo vào cốc
- Đổ nước và cốc theo tỷ lệ
- Cho cốc vào nồi cơm điện, nấu cơm bình thường
- Khi cơm chín dùng nắp lấy cốc cháo ra.
- Dùng rây lọc cháo cho con (nếu đặc có thể cho thêm nước dashi, hoặc sữa)
Phần 8: Các câu hỏi & chú ý trong gia đoạn từ 5-6 tháng tuổi.
Câu hỏi 1: Có nên cho con uống nước hoa quả trước khi ăn dặm ?
- Khi con mới bắt đầu ăn dặm thì trước đó không cần thiết bổ sung nước hoa quả cho con vì nước hoa quả là nước sống, do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện nên chưa thể xử lý được nên rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Trước khi ăn nếu cho con uống nước hoa quả thì lượng nước này sẽ dẫn đến con sẽ giảm lượng sữa mà con đang cần.
Câu hỏi 2: Nên làm gì khi trẻ mút tay?
- Nói với con không nên mút tay nữa, không nên bắt con không được mút tay. Việc này các mẹ phải kiên trì, sau một thời gian thì việc mút tay ở trẻ sẽ biến mất.
Câu hỏi 3: Hiện tượng màu, mùi phân của con có hiện tượng thay đổi?
- Đây là chuyện bình thường khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần theo dõi kĩ nếu có hiện tượng ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần cho trẻ đi khám tại bệnh viện sớm.
Câu hỏi 4: Làm thế nào khi con đòi bú trước khi ăn dặm?
- Nếu trước khi cho con ăn mà mẹ cho con bú, thì con sẽ đầy bụng và không ăn dặm được nữa. Do vậy nếu trẻ đòi bú các mẹ có thể cho con bú một chút rồi cho con ăn sau. (có thể điều chỉnh lại thời gian cho con ăn sớm hơn, tránh việc con đòi bú trước khi ăn)
Câu hỏi 5: Lượng sữa của con giảm đi trong thời kì ăn dặm, có làm sao không?
- Giai đoạn 5-6 tháng tuổi thì việc cho con ăn dặm mục đích là cho con làm quen với thực phầm, còn lượng sữa vẫn phải giữ đầy đủ. Nếu lượng sữa giảm trong một thời gian dài thì bạn cần đến tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Câu hỏi 6: Bé không thích ăn dặm nữa, thì có nên cho bé nghỉ ăn một thời gian rồi lại tiếp tục hay không?
- Khône nên, bì bữa ăn của con là một phản xạ có điều kiện. Nếu kéo dài thì phản xạ này mất đi, và rất khó để thiết lập lại.
Câu hỏi 7: Với món bé không thích ăn thì làm như thế nào?
Khi mới bắt đầu ăn dặm bố mẹ nên cho con ăn từng thứ, để con cảm nhận từng vị thức ăn. (tránh trộng nhiều hỗn hợp loại thực phẩm). Ăn cùng với con (tạo hứng thứ, tò mò cho con )
Câu hỏi 8: Con đã quen với việc ngồi trên đùi ăn thì phải làm như thế nào?
- Chắc chắn là bạn phải kiên trì tập ngồi ghế cho con.
Phần 9: Hướng dẫn làm món cháo bánh mỳ sữa
Nguyên liệu:
- Bánh mỳ : dùng cho ăn dặm không chưa muối
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha
- Nước sạch
Chế biến:
- Bánh mỳ xé vụn cho vào nồi nước để bánh tan
- Dùng rây miết cho bánh xuống b&aacu